Trang nhất » Chi hội HC » Tài liệu tra cứu » Châm cứu trị liệu » Châm Cứu Trị Liệu R S T

CHI HỘI ĐÔNG Y HC

Tin tổng hợp

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 1304

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17197

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4049461

ĐẶC KHU-CƠ TRỊ LIỆU

Thư viện HC

X.THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

Chủ nhật - 08/12/2019 10:55
X.THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH
(Khí huyết của Tam tiêu đi dọc qua phần dương ít ở tay)
Thủ Thiếu đương kinh huyệt chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : « Tam tiêu là chức vụ cống rãnh, thủy đạo ở đó mà ra, »... Lại nói : « Thượng tiêu như sương, trung tiêu như ao nước, hạ tiêu như cống rãnh ». Lòng người (khi) rất tĩnh, muốn (và) nghĩ không ứng thì tinh khí tán ở Tam tiêu, vinh hóa ở trăm mạch, đến khi nghĩ (ý) dấy lên, Hỏa (của ý nghĩ) muốn tích rồi, hấp héo Tam tiêu, tinh khí chảy về đấy, gộp lại với (Hỏa của) Mệnh môn, xoay sang chảy ra, do đó gọi phủ đó là Tam tiêu.
Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh huyệt ca :
Hai mươi ba huyệt Thủ thiếu dương,
Quan xung, Dịch môn, Trung chữ bàng,
Dương trì, Ngoại quan, Chi câu chính,
Hội tông, Tam dương, Tứ độc trường,
Thiên tỉnh, Thanh lãnh uyên, Tiêu lạc,
Nhu hội, Kiên liêu, Thiên liêu đường,
Thiên dũ, Ế phong, Khế mạch thanh,
Lư tức, Giác tôn, Ty trúc (không) trương,
Hòa liêu, Nhĩ môn, thỉnh hữu thường.
Cả 2 bên phải trái cộng là 46 huyệt.Đó là một đường dọc, bắt đầu từ huyệt Quan xung, hết ở Nhĩ môn, lấy Quan xung, Dịch môn, Trung chữ, Dương trì, Chi câu, Thiên tỉnh làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở ngón út, ngón nhẫn tay, lên đến khe ngón nhẫn, theo mặt ngoài bàn tay lên cổ tay, ra cánh tay ngoài ở giữa xương lên xuyên qua khuỷu tay, lên vai, giao ra ở sau Túc Thiếu dương, vào hố đòn, rải ra Chiên trung, tản lạc sang Tâm bào, xuống cách, biến thuộc vào Tam tiêu. Còn nhánh từ Chiên trung lên, ra ở hố đòn, lên gáy, sát sau tai đi thẳng lên, ra góc trên tai rồi quặt xuống má, đến gò má. Còn nhánh từ sau tai vào trong tai, đến khóe mắt nhô ra. Nhiều khí ít huyết, giờ Hợi khí huyết trú ở đó.
Chịu giao với Thủ quyết âm, phủ đó là trung thanh, dẫn đường âm dương, khai thông bế tắc, dùng thuốc động như viên ngọc tròn lăn, nhớ làm Khắc Đan cầu Kiếm, ghi chép lại ở thiên trên, hầu Đông chí đưa ra làm lại.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1.QUAN XUNG: 關沖(Xông vào các quan hệ)
- Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng ngón tay đeo nhẫn, lấy ở cạnh ngoài gốc móng hơn 1 phân. Chỗ mạch thủ Thiếu dương Tam tiêu xuất là Tỉnh, Kim.
- Cách châm cứu: châm chếch sau 1 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Đau đầu; đỏ mắt; hầu họng sưng đau; bệnh nhiệt tính; tim bồn chồn; sưng quai bị; trẻ em tiêu hóa kém; cấp tính hôn mê; viêm kết mạc; lưỡi cong miệng khô; hoắc loạn; trong ngực khí nghẹn; khuỷu cánh tay đau không giơ lên được; mắt sinh màng mộng; nhìn vật không rõ.
- Tác dụng phối hợp: với Trung xung, Ủy trung trị say nắng.
2.DỊCH MÔN:液門(Cửa của chất dịch; huyệt Huỳnh,Thủy)
- Vị trí: Ở nếp gấp khe ngón út, ngón nhẫn trên mu bàn tay, lấy ở cuối nếp gấp, bên ngoài khớp ngón tay và bàn tay. Chỗ mạch thủ Thiếu dương Lưu, là Vinh, Thủy.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị: Đau đầu; mắt đỏ; ù tai; hầu họng sưng đau; sốt rét; đau mu bàn tay; sữa không xuống; cánh tay đau; ngón tay sưng đau; hồi hộp nói nhảm; sưng ngoài họng; hàn quyết; cấp tính bị điếc tai; răng đau.
- Tác dụng phối hợp: với Trung chử, trị mu bàn tay sưng đỏ; với Ngư tế trị đau hầu.
3.TRUNG CHỬ:中諸(Ở giữa đảo nổi trên song)
- Vị trí: Ở sau khớp ngón bàn số 4, lấy chỗ lõm sau khớp ngón bàn khe xương bàn 4- 5. Chỗ đó mạch thủ Thiếu dương Tam tiêu trú, là Du, Mộc, Tam tiêu hư, bổ ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3-5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’ .
- Chủ trị: Tai ù; tai điếc; đau đầu; hầu họng sưng đau; ngón tay co duỗi khó khăn; có cảm giác nặng nề sau gáy; vai và lưng trên đau; đau thần kinh liên sườn; khuỷu cánh tay buốt đau; mắt nhìn vật không rõ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra; mắt hoa; mắt sinh màng mộng; sốt rét lâu ngày.
- Tác dụng phối hợp: với Nhĩ môn, Ế phong trị tai ù, tai điếc; với Dịch môn trị mu bàn tay sưng đau; với Thương dương, Khâu khư, trị sốt rét lâu ngày; với Thái khê trị họng sưng; với Nhĩ môn hoặc Thính hội trị tai điếc tai ù; với Kiên Ngung, Thủ tam lý trị vai đau.
4.DƯƠNG TRÌ: 陽池(Cái đầm ở mặt dương; có tên là Biệt dương)
- Vị trí : Ở khớp cổ tay phía mu bàn tay, úp bàn tay, hơi co gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung) thẳng khe ngón 3 – 4 lên, chỗ mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu qua là Nguyên, Tam tiêu hư thực đều sử dụng đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 phân, không cứu (CC Thượng Hải  cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’), (CCĐT ghi có thể châm thấu huyệt Đại lăng).
- Chủ trị : Đau cổ tay ; đau đầu ; mắt sưng đỏ ; bệnh tật ở khớp cổ tay và các tổ chức phần mềm chung quanh ; cảm mạo ; viêm amidan ; sốt rét ; tiêu khát ; miệng khô ; hầu bại ; tai ù ; cổ tay vô lực ; vai và cánh tay đau không thể giơ lên được.
- Tác dụng phối hợp : với Nội quan chữa rối loạn thần kinh thực vật ; với Đại lăng, Thượng bát tà, Tứ phùng trị cổ tay, ngón tay, khớp đốt ngón tay đau, sưng (viêm) ; với Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy, trị nóng rét, đau đầu mồ hôi không ra.
5.NGOẠI QUAN: 外關(Có quan hệ về ngoại tà; huyệt Lạc với thủ quyết âm Tâm bảo lạc, huyệt giao hội với Mạch Dương duy)
- Vị trí: Ở cổ tay, chỗ huyệt Dương trì lên 2 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay, là Lạc của thủ Thiếu dương, tách đi sang thủ Tâm chủ, đối vị trong ngoài với huyệt Nội quan.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3- 6 phân, hoặc châm thấu huyệt Nội quan, cảm giác tê tức, có thể lan tới khuỷu, vai, cổ, có khi chuyển xuống đến ngón tay, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị: Cảm mạo; đau đầu; đau răng; đau sườn ngực; đau dạ dày; đau cổ tay; tai ù; sái cổ; chi trên bất toại; sản hậu táo bón; quai bị; sốt cao; viêm phổi; tai điếc; đau 1 bên đầu; đái rơi rớt; đau khớp chi trên; liệt một bên người; tê bại; ngón tay đau không thể nắm được vật gì; tay run; họng sưng; thực thì khuỷu tay co, tả ở đó; hư thì không gọn, bổ ở đó.
- Tác dụng phối hợp: thấu Nội quan với Dưỡng lão trị đau khớp cổ tay; với Bách hội, Hợp cốc, Liệt khuyết trị cảm mạo; với Thính hội trị tai điếc.
6.CHI CÂU: 支溝(Cái rãnh nước chia nhánh; có tên là Phi hổ)
- Vị trí : Ở phía mặt sau cổ tay lên 3 thốn, lấy từ huyệt Ngoại quan lên 1 thốn, khe giữa 2 xương, chỗ mạch Thủ Thiếu dương hành là Kinh, Hỏa.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3- 6 phân hoặc châm thấu huyệt Gian sử, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Đau sườn ngực ; đau dạ dày ; đau cổ tay ; tai điếc ; đau hầu họng ; táo bón ; nôn mửa ; đẻ xong xây xẩm choáng váng ; đau vai và cánh tay ; tim cắn đau ; viêm mạc lồng ngực ; nước sữa ra không đủ ; vai và cánh tay buốt nặng ; nghịch khí ; sườn nách cấp đau ; thổ tả bệnh nhiệt mồ hôi không ra ; tứ chi không nâng lên được ; miệng ngậm không hở ; bạo câm không thể nói được ; tim buồn bẳn không dứt ; quỷ bẳn ; thương hàn kết ở ngực ; nhọt lở ; ghẻ ngứa ; đàn bà mạch chửa không thông.
- Tác dụng phối hợp : với Dương lăng tuyền trị đau liên sườn ; với Đại hoành thấu Thiên khu, Túc tam lý trị tập quán tính táo bón ; với Túc tam lý, Chiên trung, Nhũ căn trị nước sữa ra không đủ ; với Chiếu hải trị bí ỉa ; với Chương môn, Ngoại quan trị sườn ngực đau đớn ; với Đại lăng, Ngoại quan trị đau bụng táo bón.
7.HỘI TÔNG: 會宗(Hội họp dòng dõi; huyệt Khích)
- Vị trí: Ở huyệt Chi câu sang ngang cạnh trụ khoảng bề ngang ngón tay (non 1 thốn)
- Cách châm cứu: Theo CCĐT “Minh Đường” ghi: CẤM CHÂM - Nay châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Tai ù; tai điếc; chi trên đau đớn; điên dại; động kinh; da thịt đau
- Tác dụng phối hợp: với Ế phong trị tai điếc.
8.TAM DƯƠNG LẠC:三陽洛(Đường nối 3 kinh; có tên là Quá môn)
- Vị trí : Huyệt Chi câu lên 1 thốn, giữa 2 xương.
- Cách châm cứu : Theo CCĐT “Minh Đường” ghi: CẤM CHÂM - Nay châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Tai điếc ; cánh tay đau ; mất tiếng ; đau đớn sau khi bị cắt phổi ; ham nằm ; tứ chi không muốn động đậy.
- Tác dụng phối hợp : với Chi câu, Thông cốc trị bạo câm ; với Phong trì trị đầu đau ; châm chếch thấu Khích môn dùng để dứt đau ở phổi cắt.
9.TỨ ĐỘC: 四瀆(Bốn cái rãnh, cốn con sông nối với biển ( Giang, Hà, Hoài, Tế)
- Vị trí: Ở mỏm khuỷu xuống 5 thốn, giữa 2 xương.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Đau cẳng tay; chi trên bại liệt; tai điếc; đau răng; viêm thận; họng cứng; đau đầu; thần kinh suy nhược; choáng váng xây xẩm; đau răng hàm dưới.
- Tác dụng phối hợp: với Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái dương thấu Suất cốc trị đau đầu; với Thiên dũ trị tai bạo điếc.
10.THIÊN TỈNH:天井(Cái giếng trời)
- Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu, khi ngồi ngay co khuỷu tay ở chỗ lõm khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt. Chỗ đó mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu nhập là Hợp, thổ. Tam tiêu thực ra ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Đau đầu; đau cổ, gáy, vai, đau khuỷu tay; tràng nhạc; bệnh tật ở khớp khuỷu và các tổ chức phần mềm chung quanh; đau một bên đầu; viêm amidan; dị ứng mẩn ngứa; cứu chữa lao hạch ở cổ; điếc tai; hầu bại; sốt rét; điên tật; tim ngực đau; ho hắng khí lên; không nói được; nhổ ra mủ; không hám ăn; nóng rét rầu rầu không nằm được; hồi hộp; động kinh; 5 thứ giản; ra mồ hôi; mắt lồi ra; đau khóe mắt; má sưng đau; đau phía sau tai; tay nắm vật không được; ham nằm; ngã bị thương thắt lưng và xương chậu đau; đại phong chán chán không biết đau ở đâu; cước khí xông lên.
- Tác dụng phối hợp: với Khúc trì, thấu Thiếu hải trị bệnh khớp khuỷu;  với Thiếu hải trị tràng nhạc ở cổ.
11.THANH LÃNH UYÊN: 清冷淵(Chỗ sâu lạnh mà trong vắt)
- Vị trí: Huyệt Thiên tỉnh lên 1 thốn, co khuỷu tay lấy huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị: Đau vai và cánh tay, đau đầu, đau mắt.
12.TIÊU LẠC: 肖濼(Cửa sông lạc tiêu mất)
- Vị trí: Ở giữa huyệt Thanh lãnh uyên và huyệt Nhu hội.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Phong bại đau đầu; cổ gáy cứng đau; cánh tay đau; răng đau; điên nhàn.
13.NHU HỘI: 臑會(Chỗ gặp bắp thịt vai cánh tay (cơ tam giác); có tên là Nhu giao)
- Vị trí : Nằm trên đường thẳng từ huyệt Kiên liêu tới mỏm khuỷu, phía sau cơ Tam giác, từ đầu vai xuống 3 thốn, Thủ Thiếu dương và Dương duy hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1- 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Sưng tuyến giáp trạng ; cánh tay buốt đau không có lực ; đau không nâng lên được ; vai sưng dẫn vào trong xương bả vai.
14.KIÊN LIÊU: 肩髎(Lỗ xương bả vai)
- Vị trí: Ở phía sau và dưới ụ xương vai, khi giơ ngang cánh tay thì nó ở chỗ lõm sau huyệt Kiên ngung 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 2 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 15’.
- Chủ trị: Đau vai; cánh tay đau không giơ lên được.
- Tác dụng phối hợp: châm Kiên liêu thấu Cực tuyền, Điều khẩu thấu Thừa sơn trị viêm chung quanh khớp vai; với Thiên tông, Dương cốc trị đau cánh tay.
15.THIÊN LIÊU:天髎(Lỗ của trời)
- Vị trí: Từ ụ xương vai đến Đại chùy chia đôi, ở đó là huyệt Kiên tỉnh, từ đó lùi ra sau 1 thốn là huyệt Thiên liêu, huyệt ở chính giữa hố lõm, mép trên vờ gai xương bả vai thẳng lên. Thủ, Túc Thiếu dương và Dương duy hội ở đó.
Sách Đồng Nhân nói: ... Đúng ngay trên chỗ lõm vai, lồi lên cục thịt thì châm trên đó. Nếu như châm vào chỗ lõm, hại khí của ngũ tạng, làm cho người ta chết tự nhiên.
-Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5- 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Đau vai; đau cánh tay; cánh tay không giơ lên được; bả vai, cổ, gáy đau đớn; viêm đầu cơ trên võng bả vai; bệnh nhiệt; trong ngực phiền muộn; mồ hôi không ra.
16.THIÊN DŨ:天牖(Cửa sổ của trời)
- Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chũm, phía sau cơ ức đòn chũm, ngang với góc hàm dưới.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1,5- 2 thốn, KHÔNG CỨU. “Đồng Nhân” nói: Cứu thì làm cho người ta  sưng, mắt nhắm. Trước hết lấy Y hi, sau lấy Thiên dung, Thiên trì thì khỏi, nếu như không châm Y hi thì khó chữa.
- Chủ trị: Tai điếc; gáy cứng; mắt đau; hầu bại; nhiều mộng mị; lao hạch; mặt xanh vàng không có màu sắc; đầu phong mặt sưng.
- Tác dụng phối hợp: với Thính cung, Dịch môn trị tai điếc; với Ế phong, Hợp cốc trị hầu đau; với Hậu khê trị cổ gáy không xoay được. Đặc biệt có tác dụng của triệu chứng u não.
17.Ế PHONG: 翳風(Màn chắn gió)
- Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai. Thủ túc Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Tai ù; tai điếc; quai bị; khớp hàm cắn cứng; liệt mặt; viêm tai giữa; bệnh “Đồng” (Chứng thấy đầu đau, cổ gáy lưng trên cứng, uốn ngửa, chân tay co rút); miệng mắt méo lệch; miệng cắn không nói; mắt mờ; có màng trắng đỏ; nói lắp; trẻ em hay ngáp.
- Tác dụng phối hợp: với Giáp xa, Hợp cốc trị quai bị; với Hạ quan trị viêm khớp hàm dưới; với Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương trị liệt mặt; với Thính cung, Thính thông, Thính huyệt trị tai kêu; với Thông lý trị bạo câm không nói được; với Thính cung trị tai điếc.
18.KHẾ MẠCH: 瘛脈-瘈脈(Mạch điên dại; có tên là Tư mạch, Xiết mạch)
- Vị trí : Ở sau tai giữa mỏm chũm, từ huyệt Ế phong ven theo sau vành tai lên đến huyệt Giác tôn, lấy 1 phần 3 đoạn dưới. Chỗ sau gốc tai có mạch lạc xanh như chân gà hoặc bờ dưới lỗ tai thông ngang ra khe khớp.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Tai điếc; tai kêu; đau đầu; trẻ em kinh phong; điên nhàn; nôn mửa; ỉa dễ không có giờ giấc; sợ hãi; nhử mắt làm mờ mắt; tròng mắt không sáng.
19.LƯ TỨC: 顱息(Chỗ sọ thở)
- Vị trí: Huyệt Khế mạch lên 1 thốn, ở giữa mạch lạc xanh sau tai, “Minh Đường” nói: ... không nên cho ra máu nhiều, máu nhiều là giết người”.
- Cách châm cứu: Châm chếch 1 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Tai ù; nôn mửa; viêm tai giữa; đau đầu; đau tai; thở xuyễn; điên nhàn; kinh giản; ngực sườn cùng dẫn đau; mình nóng không nằm được.
20.GIÁC TÔN: 角孫(Sừng của cháu)
- Vị trí: Ở phía trên huyệt Nhĩ tiêm, vào trong mái tóc, khi há miệng ở đó có chỗ lõm, Thủ Thái dương và Thủ Túc Thiếu dương hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Tai sưng đỏ; giác mạc có màng mây; đau răng sâu; sưng quai bị; môi mép cứng; răng không xé được vật gì; đầu gáy cứng.
21.NHĨ MÔN: 耳門(Cửa của tai)
-Vị trí: Ở trước tai, trong chỗ lõm trước bờ cắt bình tai, ngồi ngay, há mồm lấy huyệt.
-Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
-Chủ trị: Tai ù; tai điếc; đau răng; viêm tai giữa; câm điếc; viêm khớp hàm dưới; đau răng hàm trên; đau đầu hàm; tai kêu như tiếng ve; tai chảy mủ ra; răng sâu; môi mép cứng.
-Tác dụng phối hợp: thấu Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử trị tai điếc; với Y lung, Túc ích thông trị câm điếc; với Ty trúc không trị câm điếc; với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa; với Thính hội trị tai điếc; với Ty trúc không trị đau răng.
Chú ý: Sách cổ nói: Khi trong tai có mủ thì cấm cứu. Chỉ chữa thể hàn viêm tai giữa.
22.HÒA LIÊU: 和髎(Lỗ xương êm ái)
- Vị trí: Ở phía trước và trên huyệt Nhĩ môn, ngang gốc vành tai, sau mép tóc mai, phía sau động mạch đập. Gồm 3 mạch Thủ, Túc Thiếu dương, Thủ Thái dương hội ở đó.
- Cách châm cứu: Châm chếch 2 - 3 phân, cứu 3 mồi.
- Chủ trị: Tai ù; đau đầu; hàm răng cắn chặt; tê bại thần kinh mặt; cổ hàm sưng; mũi chảy nước; mặt phong hàn sưng; trên lỗ mũi ung đau; vừa nhìn vừa lắc động; điên động kinh; miệng dãn ra.
23.TY TRÚC KHÔNG: 絲竹空(Khoảng trống có trúc nhỏ; có tên là Mục liêu)
- Vị trí : Ở mé ngoài hốc mắt trong hố lõm ngoài đuôi lông mày, chỗ mạch khí của Thủ, Túc Thiếu dương phát. « Đồng Nhân » ghi : CẤM CỨU, cứu ở đó (làm cho) người ta bất hạnh, làm cho mắt người ta bé và mờ... nên tả, không nên bổ.
- Cách châm cứu : Châm chìm dưới da, sâu 3 – 5 phân, CẤM CỨU.
- Chủ trị : Đau bên đầu ; mắt đau đỏ ; xương ụ mày đau ; thần kinh mặt tê bại ; mắt hoa ; nhìn vật mờ mờ không rõ ; sợ gió lạnh ; phong giản ; mắt ngước lên không nhận biết người ; mắt nheo lông đảo ; phát cuồn nôn bọt dãi không kể giờ giấc ; đau giữa bên đầu (thiên chính đầu thống).
- Tác dụng phối hợp : với Trung chử, Phong trì, trị đau một bên đầu ; với Tán trúc, Tứ bạch, Địa thương trị liệt mặt ; với Tán trúc, trị trong mắt sưng đỏ ;  với Nhĩ môn trị đau răng.

Tác giả bài viết: Lê Văn Sửu

Nguồn tin: Danh từ Huyệt vị châm cứu

Những tin cũ hơn

 
.

Thông tin tại Website chỉ mang tính chất tham khảo, việc dùng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ